31/03/2012 09:23

 

Ngọn sông Vàm cỏ tây giáp biên giới Miên. Tháng năm, mùa nước nổi tức là mà lúc nước sông Cửu Long từ bên Miên đổ qua rất mạnh. Cá cũng theo dòng nước mà xuống. Cá Bông Gấm, cá Sơn Đào, cá Dứa, cá Trèn vóc rất to. Một con có hể phải hai ba người khiêng. Họ dùng chĩa to, chĩa nhỏ tùy con cá nhưng chiã có ngạnh và sau cán có một sợi dây dài để giữ lại. Khi thấy cá ở xa, họ cho cây chĩa bay đi rồi thâu sợi dây về với con cá bị mắc ngạnh chĩa. Khi thấy một con cá to ở gần, họ dùng chĩa lớn đâm mạnh vào lưng cá, lật ngang, xỏ mang bắt lên. Cuộc săn cá rất hào hứng. Xuồng chống theo dòng sông rất nhiều với những tay chĩa con cá to. Vừa lật ngang, xuồng chìm mà hì họp cố bắt cho được, reo hò như hội. Những ham thích hoạt động như đùa giỡn làm mồi cho nỗi khổ cực không còn nữa. Sống trong xứ cá, ăn cá là chuyện thường. Người ta bắt cá để bán cá tươi, là khô, làm mắm.

Tháng mười là mùa cá linh, nó theo nước trên đàng Thổ xuống, nhiều vô kể. Tại phía trong miền Hồng Ngự nó lội đầy rạch, chỉ việc lấy thùng thiếc mà xúc. Hồi lúa rẻ, mỗi thùng chỉ bán được một cắc. An không hết, làm nước mắm và mắm cũng không hết, có khi người ta phải đổ đi, hoặc dùng làm phân bón thuốc.

Chúng ta có những sản vật quí mà không biết dùng. Sao không biết làm đồ hộp như các nước tân tiến ?

ST.PHƯƠNG VY