HẾT CƠN BĨ CỰC TỚI HỒI THÔI LAI

31/03/2012 09:24

 

Lươn ở Đồng Tháp rất nhiều. Người ta bắt lươn bằng cách đặt trúm, đặt lò. Lươn dùng làm nhiều món ăn rất ngon: nấu cháo môn, nấu chua, um rau om, rau ngò với nước cốt dừa. Những món ăn này có thể làm bợm nhậu ngã lăn. Nhưng lươn trông hơi ghê. Nhất là nghe người ta nói ở Miên, tháng nước lên cao, đồng mả không thể chôn xác chết được, người ta phải xóc chéo để hòm trên mặt nước. Nước xác chết trong hòm rỉ xuống, lươn ở dưới nước bu lại đen nghẹt vì nó rất thích mùi thúi. Người ta xúc lươn đó mà bán khắp nơi. Khuất con mắt thì ăn đâu có biết gì.

Lươn có thể sống ngoài đồng sạch và sinh sản rất mau. Người Miên bắt lươn giỏi lắm, họ chỉ lấy chân đạp tụt xuống hang lươn ở dưới đất mềm, dùng ngón chân ngoéo con lươn lên mà bắt. Bắt lươn bằng tay, phải kẹp giữa ba ngón tay, gài lòng mốt mới bắt được.

Một giai thọai khác chứng minh lươn sinh sản rất mau và có thể nuôi được. Gia đình kia nghèo ra đồng cất nhà ở làm ruộng. Họ móc một cái ao để lấy đất cất đáp nền nhà. Nhưng “cây khô tưới nước cũng khô, vận nghèo đi tới xứ mô cũng nghèo”. Mắc nợ nhiều quá, chỉ còn giải pháp trốn đi ! ... Nhà thuộc loại nhà đá, đá một cái là sập. Chỉ có cái khạp rộng vài ba con lươn là gia tài duy nhất. Trốn nợ mà mang cái khạp đi đâu cho rườm rà. Anh chủ nhà đành xô cái khạp và lươn xuống ao rồi ra đi...

Chừng một năm sau, làm có tiền, anh nông dân trở về trả nợ và dựng lại mái tranh. Anh phát cỏ nền nhà xong, kéo bỏ bờ ao, thấy lươn đặc nghẹt dưới ao. Mừng qúa: anh bắt lên bán được hai mươi mấy ngàn đồng. Thế là “khi nên trời cũng chiều người, hết cơ bĩ cực tới hồi thối lai”

ST.PHƯƠNG VY