HAI CON CHÓ CON.

31/03/2012 09:17

 

Một người cha kia nói với Epictète:

- Tôi không phải là bậc hiền. Nhưng, tôi thương con tôi và nó cũng thương tôi lắm.

Epictète cười, chỉ hai con chó con đang đùa với nhau rất là thân thiết. Nó âu yếm nhau, nó không cắn nhau và tránh đủ cách để đừng gây thương tích cho nhau. Nếu anh thấy vậy mà thích thú, thì đừng có liệng chóno miếng xươgn vụn.

Ong lại nói tiếp:

- Bạn có nhớ chăng, Etéocle và Polynice, hai anh em sinh đôi sống chung nhau đầy hạnh phúc, yêu thương nhau tha thiết lắm, cười khóc với nhau. Chúng yêu thương nhau lắm như hai con chó đó. Nhưng chúng không ngoan, cho nên chỉ vì một miếng xương rớt giữa hai đứa, tôi muốn nói, một ngôi vua, vậy mà chúng đã trở thành thù địch nhau, ngừ cắn nhau, giết hại nhau...

Oi ! anh tin rằng anh yêu con anh trước khi anh chưa phải là người hiền, anh cũng tin rằng con anh thương anh trước khi nó cố gắng để học đạo thánh  hiền, thì hãy nghe đây lời cầu chúc của tôi cho anh và cho nó. Vái trời đừng bao giờ có miếng xương vụn nào rớt giữa cha con anh, nghĩa là đừng có một miếng đất nhỏ nào mà các anh ao ước, đừng có một đàn bà đẹp nào mà các anh thèm muốn, đừng có một chức quan nào đến làm tăng lòng tự đắc đáng thương của các anh...

Khi nào các anh dửng dưng được với các ngoại vật ấy... các anh bảo với tôi rằng các anh thương nhau, bấy giờ tôi sẽ tin.

Sánh “người” với “chó” quả là châm biếm ác độc thật ! Nhưng lối văn cốt để giác ngộ, đả phá cái “tiểu ngã” của con người hơn là ca tụng và ru ngủ nó “Thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng”. Bài văn không chỉ vào một cá nhân nào, chỉ nói đến cái mê chung của nhân loại.

Nhất là về chính trị, nhà văn Joubert đã trào lộng, khuyên ta: “hãy luôn luôn dành cho bọn bất mãn cay cú một miếng xương vụn để chúng gậm”. (En politique, it faut toujours laisser un os à ronger aux frodeurs !)

Những bậc thánh hiền bao giờ cũng có những gặp gỡ lạ lùng.

Người ta thường hay kêu gọi tinh thần đại đoàn kết bất cứ ở giới nào, nhưng người ta quên nghĩ đến cái nguyên do chia rẽ lại là những “miếng xương vụn”. Ngay trong những tổ chức tôn nghiêm tôn giáo, sự chia rẽ trầm trọng thường cũng chỉ là những sự tranh giành những “miếng xương vụn” của hư danh.

Bởi vậy biết bao nhiêu công cuộc cách mạng đã đổ vỡ bao giờ cũng vì sự tranh giành một người đàn bà đẹp... Đoàn kết trong khi cùng chung lưng đấu cật để bảo vệ nhau trước sự đe dọa khủng bố của đối phương thì dễ. Khó là lúc cách mạng thành công, lúc cùng nhau “chia của” cho nên tiền cách mạng dễ đoàn kết; hậu cách mạng là lúc khó khăn nhất.

Giữa Hàn Tín và Hán Vương có cái “miếng xương vụn” là ngôi cửu ngũ nằm chình ình như thế, làm gì họ Hàn không bị hại. Nhất là tài quán thế của Tín khiến Hán Vương hằng giờ hằng phút nơm nớp lo sợ bị “đớp” đi cái miếng xương vụn của ông ta. Trong khi quyền hành nắm hết trong tay Hán Vương, còn Hàn Tín không còn gì cả, thì cái chết của Hàn Tín là cái chắc.

ST.PHƯƠNG VY